Tiếng Việt Tiếng Nhật
LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0926468899

Tin tức thực tập sinh Nhật Bản 

Tình hình thực tập sinh ở Nhật trong bối cảnh đồng yên yếu

Số lượng thực tập sinh kỹ thuật Indonesia tại Nhật Bản đang tăng lên khi đồng yên trượt giá gần đây so với đồng đô la Mỹ. Trong khi đó các loại tiền tệ khác đã không khuyến khích thực tập sinh từ một số quốc gia khác đến Nhật Bản.

Sự thay đổi nhân khẩu học trong chương trình thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài của Nhật Bản cũng xảy ra do chi phí khác nhau cho các thực tập sinh đến Nhật Bản. Ví dụ, thực tập sinh đến từ Indonesia phải trả chi phí thấp thấp hơn so với người Việt Nam và các quốc gia khác. Đây là thông tin từ các chuyên gia về lao động nước ngoài ở Nhật.

Theo một cuộc khảo sát do Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản thực hiện vào năm 2022, người Việt Nam trả số chi phí cao nhất cho các cơ quan và công ty trung gian để được đến Nhật Bản với mức trung bình là 688.143 yên (khoảng 120 triệu đồng). Trong khi người Indonesia chỉ cần trả khoảng 235.343 yên (khoảng 40 triệu đồng). Số tiền trung bình mà một thực tập sinh nước ngoài trả là 542.311 yên (khoảng 96 triệu đồng).

Ông Kosuke Yamazaki, trợ lý giám đốc bộ phận bán hàng và tiếp thị tại Unidos Co., nhà điều hành dịch vụ chuyển tiền Kyodai Remittance, cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu nghe các tổ chức giám sát cho rằng việc thu hút các ứng viên Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

Nhật lo ngại lao động Việt Nam không còn mặn mà với thị trường Nhật Bản 

Trong khi người Việt Nam vẫn chiếm phân khúc lớn nhất trong tổng số thực tập sinh nước ngoài ở Nhật tính đến cuối tháng 6, với số lượng là 181.957 người, tăng 13,3% so với cuối năm 2021, thì thực tập sinh Indonesia đã tăng 56,7% lên 39.177 người.

Đồng yên yếu gần đây đồng nghĩa với việc các thực tập sinh, những người thường xuyên hỗ trợ gia đình ở quê nhà, không thể gửi nhiều tiền nhiều như họ mong đợi. Sự mất giá của đồng tiền Nhật Bản cũng làm tăng gánh nặng tài chính đối với các thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài đang mắc nợ do chi phí đến Nhật Bản.

Nhiều thực tập sinh nước ngoài vay tiền để trả phí cho cơ quan và công ty trung gian. Khoảng 55% trong số họ đã mắc nợ trước khi đến Nhật với khoản nợ trung bình của thực tập sinh Việt Nam là 674.480 yên tương đương với khoảng 112 triệu đồng (dữ liệu vào tháng 7 năm 2022 từ cơ quan Nhật). Tuy nhiên, các thực tập sinh Indonesia nợ trung bình 282.417 yên tương đương với khoảng 50 triệu đồng. Dữ liệu cho thấy – sự khác biệt là kết quả của phí trung gian thấp hơn và loại chương trình được cung cấp ở mỗi quốc gia.

thực tập sinh ở Nhật

“Do cạnh tranh tuyển dụng thực tập sinh Việt Nam ngày càng tăng, nhiều công ty Nhật Bản đã chuyển mục tiêu sang thực tập sinh Indonesia”, ông Tsuneo Hayashi, giám đốc người Nhật của Ganesha Karya Abadi, một công ty tìm kiếm thực tập sinh có trụ sở tại Bali, cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở Tokyo.

Trong bối cảnh như vậy, Bộ Lao động Indonesia, phối hợp với các cơ quan khác bao gồm Kyodai Remittance, đã tổ chức một sự kiện vào cuối tháng 11 tại Tokyo cho các cơ quan phái cử ở Indonesia và các tổ chức giám sát ở Nhật Bản, cùng với các tổ chức đã đăng ký hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài.

Kể từ khi thành lập chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng do Chính phủ Nhật tài trợ vào năm 1993, nhiều công ty sử dụng thực tập sinh nước ngoài đã gặp phải các vấn đề như tiền lương dưới mức tối thiểu theo luật định, vi phạm các quy định về an toàn và làm thêm giờ không được trả lương.

Từ đầu tháng 12, một ủy ban của Chính phủ Nhật Bản đã xem xét chương trình thực tập sinh kỹ năng nước ngoài để giải quyết các vấn đề liên quan đến vi phạm nhân quyền. Theo cơ quan dịch vụ nhập cư, khoảng 7.000 thực tập sinh đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc được chỉ định vào năm 2021.

làm việc quá sức

Các nhà phê bình đã chỉ ra rằng việc loại bỏ hoặc thu hẹp khoảng cách giữa kỳ vọng của thực tập sinh nước ngoài và điều kiện lao động thực tế tại Nhật Bản sẽ phần nào ngăn chặn tình trạng thực tập sinh bỏ trốn và các vấn đề khác. Nhật Bản sẽ cần 6,74 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040 để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là 1,24%. Đây là con số ước tính của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, một cơ quan viện trợ liên kết với chính phủ.